Bối cảnh Chiến_tranh_Nguyên_Mông–Đại_Việt_lần_1

Bản đồ Đại Việt, Mông Cổ, Nam Tống, năm 1257

Vào năm 1206, Thành Cát Tư Hãn đã tập hợp thành công các bộ lạc Mông Cổ, từ đó Đế quốc Mông Cổ liên tục thực hiện nhiều cuộc chiến nhằm mở rộng đế quốc của mình. Đến đời đại hãn thứ 4, tức Mông Kha, ông đã tiến hành các chiến dịch tấn công nước Tống (Trung Quốc) bằng việc đánh vào sườn nhà Tống thông qua việc cử người em trai là Hốt Tất Liệt đánh Đại Lý. Đánh Đại Lý xong vào năm 1253, Hốt Tất Liệt trở về, giữ Ngột Lương Hợp Thai ở lại đánh các nước chưa hàng phục.[4]

Đến năm 1257, việc chiếm Đại Việt nằm trong chiến lược tổng thể của quân đội Mông Cổ nhằm tiêu diệt Nam Tống. Bốn cánh quân Mông Cổ sẽ tấn công Nam Tống từ những địa điểm khác nhau từ phía Nam và phía Tây. Nắm quyền chỉ huy 3 cánh quân kia là Mông Kha, Hốt Tất LiệtTháp Sát Nhi. Cánh quân còn lại – cánh quân thứ tư, sau khi chiếm Đại Việt sẽ đánh thốc vào Nam Tống từ mạn cực Nam. Tổng chỉ huy của cánh quân thứ tư là Ngột Lương Hợp Thai. Nhà Trần (Đại Việt) được thành lập vào năm 1225, đến thời điểm nhà Nguyên xâm phạm, đã có nền hòa bình 180 năm kể từ khi nhà Tống xâm lược vào năm 1077.[4][5]